12 tác dụng phụ từ việc mang thai
Mang thai là một điều đẹp nhưng một số tác dụng phụ có thể gây ngứa, lúng túng và hết sức khó chịu. Dưới đây là 12 tác dụng phụ mà phụ nữ mang thai thường gặp:
- Ốm nghén
Hầu hết phụ nữ mang thai bị buồn nôn, ói mửa, hoặc có cả hai trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Triệu chứng thường tồi tệ nhất vào buổi sáng, nhưng chúng có thể kéo dài suốt cả ngày dài. Buồn nôn có thể bắt đầu giảm ở tuần thứ 14, nhưng đối với một số phụ nữ nó có thể kéo dài cho đến khi sinh.
Không ai biết chắc nguyên nhân gây ra buồn nôn trong thai kỳ, nhưng nó có thể là do kích thích tố, một cảm giác nâng cao của mùi và nhạy cảm với mùi, hoặc dạ dày nhạy cảm.
- Đi tiểu thường xuyên
Trước khi bạn biết bạn đang mang thai, bạn có thể thấy bạn cần đi tiểu thường xuyên hơn. Đó là một trong những dấu hiệu sớm nhất và phổ biến nhất của thai kỳ, và nó có thể sẽ tiếp tục cho đến khi sinh.
Thay đổi nội tiết gây ra máu chảy đến thận nhanh hơn, làm đầy bàng quang của bạn thường xuyên hơn. Và sau đó, tử cung của bạn phát triển sẽ tạo áp lực lên bàng quang của bạn.
- Dịch tiết âm đạo
Thỉnh thoảng bạn sẽ nhìn thấy có chất dịch màu trắng sữa trong đồ lót của bạn trước khi bạn có thai. Nhưng khi bạn mang thai thì chất dịch này tiết ra nhiều hơn, một phần là do tăng sản xuất estrogen và máu chảy nhiều hơn tới khu vực âm đạo.
- Đầy hơi
Tại sao điều này xảy ra? Trong thời gian mang thai, bạn có nồng độ progesterone cao hơn, một hormone làm giãn cơ trơn khắp cơ thể, bao gồm cả đường tiêu hóa của bạn. Giãn này sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa của bạn, có thể dẫn đến đầy hơi, ợ nóng.
- Nướu chảy máu
Chảy máu nướu phổ biến trong thời kỳ mang thai. Do thay đổi mức độ hormone, làm cho nướu của bạn phản ứng nhiều hơn với vi khuẩn trong mảng bám. Điều này được gọi là viêm lợi khi mang thai ảnh hưởng đến khoảng một nửa số phụ nữ mang thai.
- Táo bón
Táo bón ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ mang thai. Thủ phạm là do sự gia tăng hormone progesterone, làm chậm sự di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa của bạn. Và các vấn đề có thể phức tạp trong thời kỳ mang thai do áp lực của tử cung phát triển chèn ép trên trực tràng.
- Tiết nước bọt quá mức
Một số phụ nữ cảm thấy như thể họ đang tiết nước bọt nhiều hơn bình thường trong khi mang thai, đặc biệt là khi họ đang buồn nôn. Một số ít phụ nữ có quá nhiều nước bọt đôi khi cần phải nhổ.
- Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là các mạch máu ở vùng trực tràng bị sưng lên bất thường. Chúng có thể chỉ đơn thuần là ngứa hoặc gây đau đớn và đôi khi gây chảy máu trực tràng, đặc biệt là khi đi tiêu.
- Da ngứa
Đây không phải là dấu hiểu bất thường, da ngứa do bụng và ngực bạn phát triển lớn hơn khi mang thai. Tuy nhiên, ngứa cũng có thể là do khô da, eczema, dị ứng thực phẩm. Ngoài ra, ngứa trầm trọng có thể là do một vấn đề khác, vì vậy bạn cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
- Chảy máu cam
Mang thai có thể làm cho các mạch máu trong mũi của bạn mở rộng hơn và các mạch máu sẽ tạo áp lực, làm cho chúng bị vỡ dễ dàng hơn.
- Phù nề
Phù nề là do cơ thể giữ lại nhiều nước hơn. Những thay đổi hóa học trong máu của bạn cũng gây ra một số chất lỏng chuyển thành mô. Nhưng đôi khi sưng có thể báo hiệu một biến chứng khi mang thai nguy hiểm như tiền sản giật.
- Nhiễm nấm men
Nấm men luôn luôn có trong âm đạo với một số lượng nhất định. Loại nấm này chỉ trở thành vấn đề khi nó phát triển quá nhanh và lấn át các vi sinh vật khác. Nhưng trong quá trình mang thai, mức độ cao của estrogen làm cho nó dễ dàng phát triển.