Bạn nên thảo luận với con về các vấn đề như quan hệ tình dục, bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) và các biện pháp ngừa thai có thể giúp thanh thiếu niên có nguy cơ thấp hơn khi có thai ngoài ý muốn hoặc mắc bệnh STD.
Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) hỗ trợ giáo dục giới tính bao gồm cả thông tin về tình dục và ngừa thai. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thông tin này không làm tăng mức độ của trẻ hoạt động tình dục, nhưng thực sự thúc đẩy và tăng việc sử dụng đúng các phương pháp ngừa thai trong số những thanh thiếu niên đã có quan hệ tình dục.
Nếu bạn có thắc mắc về cách nói chuyện với con trai hay con gái của bạn về các vấn đề tình dục, bạn hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn. Rất nhiều cha mẹ gặp khó khăn trong việc trò chuyện với con mình về các vấn đề nhạy cảm.
Thuốc tiêm ngừa thai là gì?
Thuốc tiêm ngừa thai sử dụng progesterone, một hormone tự nhiên được sản xuất ở buồng trứng. Chúng được tiêm ở cánh tay trên hoặc ở mông 3 tháng một lần để bảo vệ phụ nữ tránh khỏi việc mang thai.
Thuốc tiêm ngừa thai hoạt động như thế nào?
Các hormone progesterone chủ yếu hoạt động bằng cách ngăn chặn sự rụng trứng trong chu kỳ hàng tháng. Nếu một phụ nữ không rụng trứng, cô không thể có thai vì không có trứng để thụ tinh.
Khả năng ngừa thai
Trong một 100 cặp vợ chồng thì chỉ có khoảng 3 cặp sẽ có thai ngoài ý muốn. Nếu trong 3 tháng cô gái không tiếp tục tiêm thuốc thì có khả năng mang thai cao.
Bảo vệ chống lại STDs
Thuốc tiêm ngừa thai không bảo vệ chống lại các bệnh STDs. Trong thực tế một số nghiên cứu cho thấy rằng thuốc tiêm ngừa thai có thể làm tăng nguy cơ mắc STDs, mặc dù các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác.
Các cặp vợ chồng có quan hệ tình dục phải sử dụng bao cao su cùng với thuốc tiêm ngừa thai để bảo vệ chống lại các bệnh STDs.
Kiêng cữ (không quan hệ tình dục) là phương pháp duy nhất để ngăn ngừa mang thai và các bệnh STDs.
Tác dụng phụ có thể xảy ra
Nhiều phụ nữ tiêm ngừa thai sẽ nhận thấy sự thay đổi trong thời kỳ kinh nguyệt. Các tác dụng phụ khác mà một số phụ nữ có bao gồm:
- Kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh nguyệt
- Tăng cân, đau đầu và đau vú
- Phiền muộn
Thực phẩm và Dược Hoa Kỳ (FDA) đã ban hành một cảnh báo an toàn đối với việc sử dụng tiêm progesterone tác dụng lâu dài. Nghiên cứu này cho thấy mật độ xương ở phụ nữ sẽ bị mất, mặc dù mật độ xương có thể phục hồi khi một người phụ nữ không còn tiêm thuốc.
Mặc dù, các bác sĩ không chắc rằng tiêm thuốc ngừa thai có thể ảnh hưởng tới mật độ xương của phụ nữ như thế nào. Phụ nữ muốn ngừa thai bằng biện pháp tiêm thì nên hỏi ý kiến bác sĩ và đảm bảo lượng canxi mỗi ngày cho họ.
Phụ nữ có thể nhận thấy khả năng sinh sản giảm cho đến một năm sau khi họ ngừng tiêm ngừa thai. Tuy nhiên, tiêm ngừa thai không gây mất vĩnh viễn khả năng sinh sản và hầu hết phụ nữ có thể có thai khi họ ngừng tiêm thuốc.
Ai có thể tiêm thuốc ngừa thai?
Phụ nữ trẻ, những người gặp khó khăn trong việc nhớ uống thuốc ngừa thai và những người muốn tránh có thai ngoài ý muốn thì việc lựa chọn tiêm ngừa là một lựa chọn tốt. Ngoài ra, các bà mẹ cho con bú có thể sử dụng tiêm ngừa thai.
Không phải tất cả phụ nữ trẻ đều có thể sử dụng biện pháp tiêm ngừa thai. Nó không được khuyến cáo cho những phụ nữ bị ung thư, hoặc mắc chứng đau nửa đầu. Phụ nữ trẻ, những người bị xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân (chảy máu mà không phải là trong thời kỳ kinh nguyệt) hoặc những người nghi ngờ họ có thể mang thai nên nói chuyện với bác sĩ của họ trước khi tiêm.
Thời gian tiêm
Tiêm ngừa được quy định mỗi 3 tháng 1 lần tại phòng mạch của bác sĩ.
Chi phí
Mỗi mũi tiêm (3 tháng/lần) có giá khoảng $ 60. Nhiều kế hoạch bảo hiểm y tế thanh toán chi phí các mũi chích ngừa thai, cũng như chi phí của chuyến thăm của bác sĩ. Phòng kế hoạch hóa gia đình (như Planned Parenthood) có thể tính phí ít hơn.