Ở trẻ nhỏ cũng thường diễn ra các cơn đau đầu. Nhức đầu có thể là nguyên nhân của nhiều loại bệnh. Vì vậy, bạn cần có kinh nghiệm trong việc xác định cơn đau đầu đó là thoáng qua hay là dấu hiệu của bệnh.
Nguyên nhân gây đau đầu
Nhức đầu là do những thay đổi trong các hóa chất, dây thần kinh, hoặc các mạch máu trong khu vực. Những thay đổi này gửi thông điệp đau tới não và mang về một cơn nhức đầu.
Nói chung, trẻ em cũng nhức đầu giống như người lớn. Nhức đầu thường là do di truyền, do đó nếu cha mẹ họ thường xuyên bị nhức đầu thì con của họ khi sinh ra cũng mắc chứng đau đầu tương tự.
Một số nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu gồm:
- Sử dụng một số thuốc (nhức đầu là tác dụng phụ tiềm tàng của một số loại thuốc)
- Thay đổi giấc ngủ một cách đột ngột
- Bỏ ăn
- Mất nước
- Đang chịu nhiều căng thẳng
- Chấn thương đầu nhẹ
- Sử dụng máy tính hoặc xem TV trong một thời gian dài
- Vấn đề tầm nhìn
- Kinh nguyệt
- Trải qua những thay đổi trong mức độ hormone
- Tham gia một chuyến đi dài trong một chiếc xe hơi hoặc xe buýt
- Nghe nhạc thật to
- Hút thuốc
- Ngửi mùi mạnh như nước hoa, khói, hoặc một chiếc xe mới hay thảm
- Uống hoặc ăn quá nhiều caffeine (trong soda, cà phê, trà và sô cô la)
- Tiêu thụ các loại thực phẩm nhất định (như rượu, pho mát, các loại hạt, bánh pizza, sô cô la, kem, mỡ hoặc thức ăn chiên, lunchmeats, xúc xích, sữa chua, aspartame, hoặc bất cứ điều gì với các phụ gia thực phẩm MSG)
Trong một số trường hợp, đau đầu gây ra bởi nhiễm trùng nhất định, chẳng hạn như:
- Nhiễm trùng tai
- Nhiễm virus, giống như bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường
- Viêm họng
- Nhiễm trùng xoang
Bệnh Lyme
Hầu hết đau đầu không phải là dấu hiệu của bệnh, nhưng đôi khi nó lại là biểu hiện của một số bệnh lý.
Các loại nhức đầu thường gặp
Đau đầu căng thẳng và đau nửa đầu là hai loại đau đầu thường xuyên xuất hiện ở trẻ.
Nhức đầu do căng thẳng
Căng thẳng là nguyên nhân gây đau đầu khá phổ biến ở trẻ, đau đầu căng thẳng là do stress cảm xúc và thể chất. Cơn đau thường được mô tả như sau:
Áp lực liên tục xung quanh mặt trước và hai bên đầu, có thể cảm thấy như có ai đó kéo căng một sợi dây cao su xung quanh nó gây thắt, đau, và mất tập trung.
Khác biệt lớn giữa đau đầu căng thẳng và đau nửa đầu là đau đầu căng thẳng thường không kèm theo buồn nôn hoặc nôn.
Chứng đau nửa đầu
(Trẻ bị nôn mửa)
Thường xảy ra khi cơ thể bị căng thẳng, thiếu ngủ, hay gặp vấn đề về kinh nguyệt, đau nửa đầu có thể gây ra các triệu chứng sau đây:
Tim đập thình thịch, đau nhói hay âm ỉ, đau trên đỉnh đầu hoặc cả hai bên đầu
- Chóng mặt
- Đau bụng
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Nhìn thấy những đốm hoặc quầng
- Nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn, hoặc mùi
Hầu hết các chứng đau nửa đầu kéo dài từ 30 phút đến vài giờ. Một số có thể kéo dài một vài ngày. Một số người bị chứng đau nửa đầu:
Nhạy cảm với mọi thứ xunh quanh chẳng hạn như: ánh sáng, mùi, hoặc âm thanh có thể làm ảnh hưởng đến họ. Đôi khi, họ cố gắng tiếp xúc với những thứ nhạy cảm có thể dẫn đến bồn nôn hoặc nôn mửa. Thường thì cơn đau chỉ bắt đầu ở một bên đầu. Nếu bạn có gắng vận động thì có thể làm cho cơn đau trở nặng hơn.
Choáng là một loại cảnh báo rằng chứng đau nửa đầu sắp xảy ra (thường là khoảng 10 đến 30 phút trước khi bắt đầu chứng đau nửa đầu). Choáng chỉ có thể được nhìn thấy ở một mắt. Choáng thường gặp bao gồm mờ mắt, điểm nhìn, đường lởm chởm, hoặc đèn nhấp nháy, hoặc ngửi một mùi nào đó.
Trước khi xuất hiện chứng đau đầu thì bạn thường trải qua chứng đau nửa đầu trước. Một số sự khác biệt khi bạn bị choáng là có thể gây ra cảm giác thèm ăn, khát nước, khó chịu, hoặc cảm xúc của năng lượng mãnh liệt.
Bị yếu cơ, mất cảm giác về sự phối hợp các bộ phận trên cơ thể, hoặc vấp ngã.
Các bậc phụ huynh thường không thể nhận biết cơn đau nửa đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.đây là một số dấu hiệu khi trẻ bị đau nửa đầu như cáu kỉnh, ít hoạt động, có thể nôn mửa, nhìn nhợp nhạt hay đỏ ửng.
Biến chứng đau nửa đầu, được cho là chỉ xảy ra với trẻ em và là tiền đề cho các chứng đau nửa đầu phổ biến hơn ở tuổi trưởng thành bao gồm chóng mặt kịch phát và nôn mửa theo chu kỳ.
Chóng mặt kịch phát được mô tả như là một cảm giác quay hoặc quay cuồng đến đột ngột và biến mất trong một vài phút. Trẻ em người bị chóng mặ có thể xuất hiện trong giây lát sợ hãi, không ổn định, hoặc không thể đi lại. Các chóng mặt thường mất đi theo thời gian khi trẻ được 5 tuổi.
Nôn theo chu kỳ cũng xảy ra ở trẻ, trẻ em nôn mửa thường lặp đi lặp lại. các triệu chứng này thường kéo dài nhiều giờ hoặc vài ngày và thường không liên quan đến đau đầu. Nôn theo chu kỳ sẽ hết dần theo thời gian khi trẻ lớn lên thành thiếu niên.
Khi nào thì gọi bác sĩ
Khi con bạn bị đau đầu, thật đáng để lo lắng. Hãy yên tâm, vì đau đầu rất ít khi là biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn nên liên hệ với bác sĩ của bạn nếu con bạn đã không giải thích được hoặc đau đầu tái diễn trong một thời gian ngắn hoặc một cách thường xuyên.
Hãy gọi cho bác sĩ nếu cơn đau đầu của con bạn:
- Xảy ra một lần một tháng hoặc hơn
- Thời gian đau kéo dài
- Đau đớn
Cũng lưu ý cho dù các triệu chứng khác đi kèm với những cơn đau đầu, có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra chúng. Hãy gọi cho bác sĩ nếu con bạn có bất cứ các triệu chứng:
- Giảm mức độ tỉnh táo
- Nôn
- Đau đầu khi con bạn thức dậy
- Đau đầu sau một chấn thương đầu hoặc mất ý thức
- Đau đầu kèm theo co giật
- Có cảm giác ngứa ran
- Yếu đuối
- Phát ban da
- Đi lại khó khăn hoặc đứng
- Khó nói
- Đau cổ hoặc cứng
- Sốt hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng khác
- Không thể đi học hoặc tham gia vào các thói quen và các hoạt động hàng ngày
- Sự thay đổi trong tính cách
- Uống hay đi tiểu nhiều
Chẩn đoán nhức đầu
Bác sĩ sẽ làm một bài kiểm tra thể chất và bạn cần cung cấp các triệu chứng khi con bạn bị đau. Hãy cho bác sĩ biết:
- Các triệu chứng trước khi xuất hiện cơn đau đầu
- Thời gian diễn ra cơn đau đầu, kéo dài khoảng bao lâu
- Các triệu chứng kèm theo khi bi đau
- Bất kỳ chấn thương đã xảy ra gần đây
- Bất cứ điều gì mà gây nên những cơn đau đầu
- chế độ ăn uống, thói quen của trẻ, và những gì góp phần làm cơn đau đầu trở nên tồi tệ hơn
- Bất kỳ vấn đề trong quá khứ về mặt y khoa của con bạn đã có
- Bất cứ loại thuốc nào con đang uống
- Dị ứng của con
- Tiền sử đau đầu của gia đình
Để giúp quá trình điều trị có hiệu quả, các bác sĩ thường hỏi cha mẹ – trẻ em và thiếu niên – nhật ký ghi lại các cơn đau đầu, chúng xảy ra khi nào, dấu hiệu trước khi bắt đầu, và kéo dài trong bao lâu.
Các bác sĩ có thể làm một bài kiểm tra về thần kinh hoàn chỉnh bao gồm kiếm tra trong mắt, kiểm tra các dây thần kinh, yêu cầu con bạn làm một số việc chẳng hạn như đi bộ hoặc chạm vào mũi của mình. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc chụp x-quang, chẳng hạn như máy quét CAT hoặc MRI của não, để tìm thấy các vấn đề y tế có thể gây ra đau đầu.
Làm thế nào để giúp con của bạn
Điều trị đau đầu sẽ phụ thuộc vào những gì các bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra nó. Nhưng hầu hết các cơn đau đầu thường ngày có thể được chăm sóc tại nhà.
Để giúp giảm bớt nỗi đau của con mình, các bậc cha mẹ có thể:
- Cho con nằm nghỉ ngơi trong phòng tối, yên tĩnh và mát
- Đặt một miếng vải ẩm mát trên trán hay mắt.
- Thư giãn
- Hít thở sâu
Nhắc nhở con ăn uống, vì khi trẻ bị đau đầu chúng thường chỉ muốn ngủ. Khi điều trị chứng đau nữa đầu cần tránh các kích thích tố gây ra nó. Nên lập ra một cuốn nhật ký ghi lại tất cả các cơn đau đầu ở trẻ, chúng sẽ giúp ích trong quá trình bác sĩ điều trị cho con bạn.
Bạn cũng có thể cho con bạn một thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen. Nên nhớ đọc kỹ liều lượng và hướng dẫn trước khi cho trẻ uống. Nếu con của bạn dưới 2 tuổi và có các dấu hiệu y tế khác thì bạn nên liên lạc với bác sĩ, để được kê đúng toa thuốc. Bác sĩ của cũng sẽ cho bạn biết liều dùng thuốc của trẻ( dựa trên trọng lượng và tuổi tác).
Không bao giờ dùng aspirin cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên, trừ khi được bác sĩ cho phép. Aspirin có thể gây ra hội chứng Reye, một tình trạng làm đe dọa tính mạng.
Nếu con của bạn có chứng đau nửa đầu kinh niên, các bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc được uống khi xảy ra cơn đau đầu hoặc uống hàng ngày như một biện pháp phòng ngừa. Để quyết định liều lượng thuốc dùng ở trẻ, các bác sĩ sẽ xem xét các tần số chứng đau nửa đầu và thảo luận về các lợi ích tiềm năng của thuốc so với tác dụng phụ có thể có của nó.
Thảo luận về việc giảm các cơn đau đầu ở trẻ với bác sĩ của bạn, lập ra một kế hoạch điều trị bao gồm các phương pháp không liên quan đến y học, chẳng hạn như thư giãn, kỹ thuật giảm stress, và tránh các nguyên nhân gây nên nó.