THỰC PHẨM DÀNH CHO TRẺ TỪ 4 ĐẾN 7 THÁNG TUỔI

0
1460

Hầu hết các bé ở độ tuổi này đã được cha mẹ cho ăn dặm thêm các thực phẩm khác. Các chuyên gia khuyên bạn nên cho trẻ ăn dặm thêm khi bé khoảng 6 tháng tuổi, tùy thuộc vào sự sẵn sàng của trẻ và nhu cầu dinh dưỡng.

Hãy cho bác sĩ của bạn biết trước khi cho trẻ ăn bất kỳ loại thực phẩm rắn nào.

Làm thế nào để bạn biết được bé đã có thể ăn dặm thêm thức ăn từ bên ngoài? Dưới đây là một vài gợi ý:

  • Phản xạ lưỡi-lực đẩy của bé đã biến mất hoặc giảm sút? Phản xạ này, ngăn ngừa trẻ khỏi nghẹn và đẩy thức ăn ra khỏi miệng.
  • Trẻ có thể bắt đầu ăn thực phẩm khác khi chúng đã biết ngồi
  • Bé có vẻ thích thú khi nhìn thấy thức ăn mà bạn đang ăn

Nếu bác sĩ của bạn đồng ý cho trẻ ăn dặm nhưng trẻ có vẻ không thích hay không quan tâm đến món ăn của bạn, đừng nản lòng bạn có thể đợi sau vài ngày hoặc thậm chí 1 tuần rồi thử lại.Trong thời gian này, các thực phẩm rắn chỉ mang tính bổ sung, vì vậy trẻ vẫn cần được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ bản.

Bắt đầu cho trẻ ăn như thế nào?

Các bậc phụ huynh có thể cho bé ăn khi bé đã sẵn sàng và được sự đồng ý của bác sĩ, hãy chọn ra một thời điểm thích hợp trong ngày để cho bé ăn.

Khi trẻ đã biết ngồi bạn có thể để trẻ ngồi trong lòng của bạn hoặc trên một chiếc ghế dành cho bé. Trẻ thường ngồi vững ở tháng thứ 6, có thể đặt bé trong một chiếc ghế với dây đeo an toàn.

Thực phẩm mà bé có thể dùng được trong giai đoạn này là bột ăn liền. Khi cho bé ăn, đặt thìa gần môi của bé , để cho bé nếm thử mùi vị của món mới. Đừng ngạc nhiên khi thìa đầu tiên này bị từ chối. Chờ một phút và thử lại. Hầu hết các thức ăn có thể rơi trên cẳm, yếm, hoặc trên ghế bé ngồi, nhưng bạn đừng nản lòng, chúng sẽ được cải thiện cho những lần tới.

Không thêm ngũ cốc vào bình sữa của bé trừ khi bác sĩ khuyên bạn làm như vậy, vì điều này có thể làm cho bé trở nên béo phì và không giúp bé học cách ăn thức ăn đặc.

Khi bé của bạn đã thích nghi với việc ăn bằng thìa bạn có thể thêm thịt xay hay rau củ xay nhuyễn vào khẩu phần ăn của trẻ. Trong khi cho trẻ dùng các loại thực phẩm khác nhau bạn cũng nên lưu ý trẻ có biểu hiện dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào không.

Em bé của bạn có thể mất một chút thời gian để “học hỏi” làm thế nào để ăn. Trong những tháng này bé vẫn cần được cung cấp sữa mẹ hoặc sữa bột.

Thực phẩm cần tránh

Trẻ em có nguy cơ cao phát triển bệnh dị ứng thực phẩm nếu các thành viên trong gia đình có tiền sử dị ứng như dị ứng thực phẩm, eczema, hoặc hen suyễn. Nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ tiền sử gia đình bị dị ứng thực phẩm.

Dấu hiệu có thể có của dị ứng thực phẩm hoặc các phản ứng dị ứng bao gồm:

  • Phát ban
  • Đầy hơi
  • Bệnh tiêu chảy
  • Nôn

Đối với các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn, như phát ban hoặc khó thở, trẻ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Nếu con của bạn có bất kỳ biểu hiện dị ứng với thức ăn, hãy cho bé ngưng dùng loại thực phẩm đó và chờ cho đến khi được bác sĩ cho phép.

Ngoài ra, không nên cho bé uống mật ong trước 1 tuổi. Mật ong có chứa các bào tử, chúng vô hại với người lớn, nhưng có thể gây ngộ độc ở trẻ. Không thay thế sữa mẹ bằng sữa bò cho tới khi bé được 12 tháng tuổi bởi vì chúng không có đầy đủ giá trị dinh dưỡng mà trẻ cần.

Lời khuyên khi bạn chọn thức ăn cho bé

Với nhịp sống bận rộn hiện nay, hầu như các bà mẹ đều chọn thực phẩm ăn liền cho con. Các thực phẩm ăn liền thường được đựng trong các hộp thuận tiện, các nhà sản xuất phải đáp ứng các nguyên tắc nghiêm ngặt về an toàn và dinh dưỡng. Tránh các nhãn hiệu có thêm chất độn và các loại đường gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Nếu bạn có kế hoạch chuẩn bị thức ăn cho bé ở nhà, ghiền nhừ chúng với máy xay.  Cần lưu ý một số nguyên tắc khi chuẩn bị thức ăn cho bé:

Bảo vệ em bé và các thành viên trong gia đình bằng cách tuân theo các quy tắc về an toàn thực phẩm (nhớ rửa tay trước và sau khi nấu ăn).

Hãy cố gắng giữ gìn các chất dinh dưỡng trong thức ăn của bé bằng cách sử dụng các phương pháp nấu ăn để giữ lại hầu hết các vitamin và khoáng chất. Hãy thử hấp các loại rau củ thay vì luộc chúng để đảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng không bị mất đi.

Bạn có thể bảo quản thức ăn trong tủ lạnh nếu chưa dùng ngay lập tức.

Không nên cho trẻ dưới 4 tuổi ăn các loại rau củ như  rau bina, đậu xanh, bí, cà rốt.  Vì chúng có thể chứa hàm lượng nitrat, gây ra thiếu máu ở trẻ sơ sinh.

Dù bạn cho bé ăn thực phẩm ăn liền hoặc nấu tại nhà, hãy nhớ rằng kết cấu và tính nhất quán là rất quan trọng. Lúc đầu, thức ăn dành cho bé cần được xay nhuyễn  và mịn.

Lúc đầu bạn chỉ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm riêng biệt. Sau một thời gian khi bé đã quen dần với các loại thực phẩm thì bạn có thể kết hợp hai hay ba loại thực phẩm vào một công thức cho ăn. Khi bé được khoảng 9 tháng bạn có thể cho trẻ ăn thức ăn ở dạng đặc hơn.

Nếu bạn sử dụng thức ăn nhanh cho bé, nên nhớ mút thức ăn ra một cái chén riêng không cho bé ăn trực tiếp trong hộp vì vi khuẩn từ miệng bé có thể làm ô nhiễm phần thực phẩm còn lại. Thực phẩm ăn liền dành cho trẻ chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh từ một hoặc hai ngày.

Bạn có thể cho bé uống thêm nước trái cây khi bé được 6 tháng tuổi. Lưu ý không cho bé uống quá 120ml mỗi ngày. Uống nước quá nhiều có thể góp phần vào việc tăng cân quá mức và có thể gây tiêu chảy.

Mục tiêu của bạn trong vài tháng tiếp theo là giới thiệu một loạt các loại thực phẩm, bao gồm ngũ cốc tăng cường chất sắt, trái cây, rau quả, và các loại thịt xay nhuyễn. Nếu em bé của bạn có vẻ không thích một số loại thực phẩm, hãy cho trẻ thử lại ở các bữa ăn sau. Nó có thể mất một vài lần trước khi con bạn chấp nhận thức phẩm đó.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here