CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO BÉ TỪ 1 ĐẾN 2 TUỔI

0
1571

Giai đoạn này bé của bạn sẽ dễ bị cảm lạnh, trầy xước, bầm tím và một số trường hợp nhỏ khác.

Bác sĩ  cũng sẽ tiếp tục kiểm tra sức khỏe cho con bạn ở tháng thứ 12, 15, 18 và 24. Nếu bé của bạn đã bỏ lỡ bất kỳ các mũi tiêm ngừa nào, hãy hỏi bác sĩ về  lịch tiêm bổ sung cho bé.

Các bước kiểm tra sức khỏe cũng được tiến hành tương tự như  trước đây. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận về hành vi và thói quen của bé có thể sẽ được nhắc đến nhiều hơn trong giai đoạn này.

Kiểm tra sức khỏe của trẻ sẽ bao gồm

Đo chiều dài, trọng lượng, và chu vi vòng đầu của trẻ. Tăng trưởng sẽ được vẽ trên biểu đồ tăng trưởng, và bạn sẽ được thông báo về sự tiến bộ của trẻ.

Một cuộc kiểm tra sức khỏe đầy đủ.

Kiểm tra về khả năng phản xạ và mức độ tăng trưởng của bé.

Các bác sĩ sẽ đề nghị bạn thiết lập một hàng rào an toàn xung quanh khu vực chơi của bé, hoặc một vị trí thích hợp trong xe của bạn.

Bạn có thể thảo luận với bác sĩ về thói quen ăn uống của bé, các thực phẩm mà bé có thể ăn được trong giai đoạn này. Ngoài ra bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi như: bé đã có thể sử dụng muỗng, nĩa hay còn dùng tay để bóc thức ăn? Bé có thể uống nước bằng ly được chưa? Bé đã cai sữa mẹ chưa?. Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyến khích bạn cho bé tập uống bằng ly từ giữa 12 thán tuổi đến 18 tháng tuổi.

Bác sĩ sẽ tư vấn một số điểm bạn cần lưu ý trong những tháng tới.

Con bạn cần nhận đủ số lần chủng ngừa theo lịch trình tiêm chủng.

Bạn sẽ được hướng dẫn về cách theo dõi thông qua các bài kiểm tra và báo cáo kết quả cho bác sĩ. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên xét nghiệm máu để kiểm tra xem trẻ có thiếu máu và nhiễm độc chì hay không.

Giải quyết bất kỳ câu hỏi hoặc quan tâm với bác sĩ của bạn, viết lại các hưỡng dẫn cụ thể về việc chăm sóc bé. Lưu giữ thông tin về các vấn đề sức khỏe và tăng trưởng của con bạn.

Nếu bạn bỏ lỡ bất kỳ lần tiêm chủng nào ở tháng 12 sẽ được tiêm bổ sung ở tháng 15.

  • Tiêm mũi thứ ba hoặc thứ tư vắc xin Haemophilus influenzae type B (Hib), tùy thuộc vào nhà sản xuất
  • Bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR)
  • Thuốc chủng ngừa bệnh thủy đậu (varicella)
  • Các loại vắc-xin phế cầu khuẩn liên hợp lần thứ tư (PCV, PPSV)
  • Vắc xin uốn ván, bạch hầu và ho gà lần thứ tư (DTaP)

Trong tháng thứ  18, trẻ cần phải tiêm đầy đủ các mũi bổ sung chưa được tiêm trước đó, chẳng hạn như:

  •  Vắc xin uốn ván, bạch hầu và ho gà tiêm lần thứ tư (DTaP)
  • Vắc-xin viêm gan B lần thứ ba (HBV), nếu có thể bạn nên tiêm khi bé 6 tháng tuổi
  • Vắc xin poliovirus vaccine tiêm lần thứ 3 (IPV), nếu có thể bạn nên tiêm khi bé 6 tháng tuổi

Con bạn cũng cần được tiêm ngừa cúm, đó là khuyến cáo hàng năm trước khi mùa cúm bắt đầu. Nếu con của bạn có nguy cơ phát triển bệnh viêm màng não, nhiễm trùng nghiêm trọng có thể dẫn đến viêm màng não do vi khuẩn, bác sĩ có thể tiêm vắc-xin viêm màng não cho chúng.

Thảo luận với bác sĩ về các phản ứng phụ khi tiêm vắc xin cho bé.

Tiến trình phát triển

Khi bé 18 tháng tuổi, bé cần trải qua một cuộc sàng lọc kiểm tra mức tăng trưởng của trẻ và chứng tự kỷ có thể mắc phải.

Trẻ của bạn sẽ được đánh giá bình thường nếu 18 tháng tuổi mà:

  • Trẻ đã biết đi
  • Có thể nói ít nhất 15 từ
  • Khi trẻ 2 tuổi, trẻ có thể:
  • Đặt hai từ với nhau để tạo thành một câu
  • Làm theo các hướng đơn giản
  • Bắt chước hành động
  • Đẩy và kéo một món đồ chơi

Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn có mối quan tâm về sự phát triển của con bạn.

Khi nào thì gọi bác sĩ

Bạn có thể gọi cho bác sĩ khi con bạn xuất hiện các triệu chứng bất thường về sức khỏe.

Gọi cho bác sĩ nếu con bạn bị sốt, bị ốm, gặp vấn đề vế ăn, ngủ, ói mửa hay tiêu chảy.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here