CÁC KIỂU GIAO TIẾP CỦA TRẺ EM

0
3805


Trẻ em có nhiều kiểu giao tiếp khác nhau. Kiểu giao tiếp của trẻ em có thể làm cho mối tương tác của trẻ emvới người khác dễ dàng hoặc khó khăn hơn. Khả năng giao tiếp của trẻ em phụ thuộc vào hai điều:
– Sự khởi đầu với người khác
– Sự đáp ứng khi người khác bắt đầu tương tác với trẻ em
Kiểu giao tiếp cũng tùy vào cá tính của trẻ cũng như cảm giác thoải mái của trẻ em trong tình huống giao tiếp, các khó khăn về ngôn ngữ, cũng như sức khỏe thể chất, tác dụng phụ của thuốc, và sự phát triển toàn diện của trẻ.

tre-em

Trẻ có 4 kiểu giao tiếp sau:
1. Giao tiếp thân thiện:
Trẻ thường khởi đầu tương tác và đáp ứng với người khác 1 cách dễ dàng khi người khác tương tác với trẻ. Một trẻ có khó khăn về ngôn ngữ và có kiểu giao tiếp thân thiện có thể không dùng lời nói hoặc khó hiểu người khác nói, nhưng điều này không ngăn trẻ cố tương tác với người khác. Trẻ dễ dàng khiến người khác làm theo trẻ.

2. Giao tiếp miễn cưỡng:
Trẻ thường không khởi đầu mối tương tác. Khi trẻ thực hiện sự tương tác, tín hiệu của trẻ có thể không rõ ràng và bạn có thể không hiểu được các dữ kiện mà trẻ đã phát ra. Trẻ muốn đáp ứng hơn là khởi đầu. Có thể trẻ cần thời gian để làm nóng lên trước khi đáp ứng, đặc biệt nếu trẻ không biết nhiều về một người. Khó khăn trong giao tiếp có thể sẽ ảnh hưởng đến tính tự tin của trẻ khi tương tác với người khác.

3. Giao tiếp thụ động ( hay gặp ở trẻ chậm phát triển)
Trẻ rất ít khi khởi đầu và đáp ứng mối tương tác. Rất khó kết nối với trẻ vì trẻ biểu hiện rất ít sự quan tâm đến người khác và đồ vật. Những trẻ không khỏe hoặc uống thuốc nhiều làm trẻ mệt, khiến trẻ có kiểu giao tiếp này.Trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng có kiểu giao tiếp này ( một số bị chẩn đoán nhầm là tự kỷ)

4. Giao tiếp tự phát ( hay gặp ở trẻ tự kỷ)
Trẻ dường như lạc lõng với người khác, có khuynh hướng tự chơi với mình. Trẻ hiếm khi khởi đầu mối tương tác với người khác, nếu có thì thường là vì trẻ cần điều gì đó. Trẻ thường khó có được sự đáp ứng vì dường như trẻ chỉ ở riêng trong thế giới của chính mình. Trẻ có thể chơi mãi một món đồ chơi hoặc ngược lại, rất dễ thay đổi trò chơi, nhưng dường như không chơi chung với trẻ khác.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here