LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO CON?

0
2265

Thực tế cho thấy, khi nhận được một tờ giấy trắng có chấm một vết mực cho một đứa trẻ (Kể cả người lớn) và đặt câu hỏi “thấy gì trên tờ giấy đó”, bạn sẽ thấy câu trả lời thường là “Có chấm mực”.

Xét ở một khía cạnh khác, ít ai chịu nhìn thấy đó là một tờ giấy trắng thì chấm mực mới nổi bật như vậy.

image0022

Tính “hai mặt” của vấn đề.

Trên thực tế, sự vật, hiện tượng không chỉ có “hai mặt” mà có thể có “nhiều mặt”, tức là ở những điều kiện tiếp cận, sự quan tâm và nhận thức khác nhau thì sẽ nhìn nhận khác nhau. Nếu gợi cho trẻ nhìn nhận được nhiều góc của sự vật, hiện tượng, sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ hơn về hiện tượng, sự vật, và chúng sẽ được nâng cao năng lực tư duy, nhận thức. Cách giáo dục này còn giúp trẻ không “đóng khung” suy nghĩ của mình.

Gợi mở tư duy “phản biện”.

Tư duy phản biện là kỹ năng suy nghĩ vượt lên trên những phân tích và logic theo lối mòn thông thường.

Nói một cách dễ hiểu, tư duy phản biện là biết cách suy nghĩ như thế nào, chứ không phải là suy nghĩ về cái gì. Giáo viên có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau để giúp học sinh học được cách tư duy phản biện ngay từ lứa tuổi mẫu giáo.

Sau đây là một vài gợi ý để bạn có thể rèn luyện cho con cách tư duy phản biện ngay tại nhà.
Hỏi những câu hỏi mở: Hãy hỏi con những câu hỏi không có câu trả lời tuyệt đối, để có thể khuyến khích con tư duy một cách sáng tạo mà không sợ trả lời sai.

Ví dụ: Khi cho con chọn một loại sữa con yêu thích, hãy hỏi con 5 lý do con chọn loại sữa ấy, khi ấy con sẽ học được tư duy phản biện để bảo vệ sự lựa chọn (sữa) của mình.

Phân loại: Kỹ thuật phân loại đóng một vai trò rất quan trọng trong tư duy phản biện, bởi chúng đòi hỏi trẻ phải phát hiện ra, hiểu và biết cách áp dụng những quy luật liên quan tới xác định và sắp xếp. Nếu bạn cho con chơi những trò chơi phân loại tại nhà, hãy đưa ra cho bé những câu hỏi về sự giống và khác nhau giữa các nhóm đồ vật. Bạn có thể để con phân loại tất cả mọi thứ, từ quần áo tới đồ chơi để giúp bé phát triển tư duy phản biện.

Làm việc nhóm: Trong một nhóm, trẻ được tiếp cận với quá trình tư duy của bạn bè. Vì thế, trẻ sẽ bắt đầu hiểu được cách người khác nghĩ và biết được rằng có rất nhiều cách khác nhau để giải quyết cùng một vấn đề.

Ra quyết định:  Giúp con bạn cân nhắc những điểm lợi và điểm hại, và đừng ngại để bé đưa ra những lựa chọn sai lầm. Sau đó hãy giúp con đánh giá quyết định đó. Hãy hỏi con: “Con cảm thấy như thế nào về quyết định này? Con sẽ làm gì khác trong những lần sau?”

Phát hiện quy luật: Bất kể là bạn làm gì, dù là đi dạo công viên hay xem tivi, hãy khuyến khích con tìm ra quy luật và những sự liên hệ để bé có thể tập luyện kỹ năng tư duy phản biện. Ví dụ, liên hệ một chương trình tivi yêu thích với một tình huống ở ngoài đời. Hoặc khi bạn đang lái xe, hãy để con xác định những hình dạng khác nhau của các biển báo chỉ đường.

Bạn đã sẵn sàng dạy con theo hướng tư duy phản biện chưa?

Ở Việt Nam, chúng ta thường nghe cha mẹ nói câu “con hư lắm không chịu nghe lời”. Vô hình chung chính cha mẹ đã bắt con theo lối mòn, “cãi” lại là không ngoan, điều đó làm cản trở tư duy và sự tư tin của trẻ. Vậy bạn đã sẵn sàng đối mặt với sự thay đổi khi con bạn có tư duy phản biện tốt, tự tin thì bé sẽ “lý sự” nhiều hơn với bạn chưa?

Một trong những mẹo để phát triển tư duy phản biện của trẻ và khuyến khích sự tư tin, bạn có thể áp dụng cách sau:
Khi trẻ phản kháng, bãn hãy yêu cầu trẻ đưa ra 3 – 5 lý do tại sao trẻ muốn làm như vậy. Ví dụ: trẻ không muốn ăn cơm. Hãy hỏi con “Tại sao con không ăn cơm? Nếu con đưa ra được 3 lý do hợp lý mẹ sẽ đồng ý với yêu cầu của con. Còn nều không con sẽ làm theo yêu cầu của mẹ. “ Khi trẻ không đưa ra được, bạn hãy đưa ra 3-5 lý do thuyết phục tại sao phải làm theo lời của bạn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here