Tìm hiểu về CMV
Cytomegalovirus (CMV) là một bệnh nhiễm trùng phổ biến có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Người lớn dễ nhiễm CMV trong độ tuổi 40, nhưng hầu hết họ không biết mình đã nhiễm vì bệnh không gây ra triệu chứng.
Những đứa trẻ khỏe mạnh khi nhiễm CMV thường không nghiêm trọng và có triệu chứng nhẹ. Nhưng nhiễm CMV có thể nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và những người có hệ miễn dịch suy yếu do bệnh tật, các loại thuốc, hoặc do mẹ đã nhiễm virus khi đang mang thai.
Các triệu chứng
Các triệu chứng của nhiễm CMV khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe của từng trẻ và số lần trẻ nhiễm.
Trẻ bị nhiễm trong tử cung thường không có triệu chứng của nhiễm CMV sau khi chúng được sinh ra. Trong một vài trường hợp, có những triệu chứng khi sinh, trong đó có thể bao gồm sinh non, nhỏ so với tuổi thai, vàng da, gan to, lách, tật đầu nhỏ và những khó khăn khi bú. Những trẻ này cũng có nguy cơ cao trong việc phát triển thính giác, thị giác, thần kinh và các vấn đề phát triển khác.
Trẻ sinh thiếu tháng và người bị nhiễm bệnh ngay sau khi sinh có nguy cơ bị các vấn đề về thần kinh và phát triển theo thời gian.
Mặc dù nhiễm CMV xảy ra ở trẻ em, nhưng giai đoạn sơ sinh thường không gây ra bệnh đáng kể, một số trẻ có thể phát triển bệnh viêm phổi, viêm gan, hoặc nổi mẩn.
Trẻ lớn và thiếu niên, người bị nhiễm bệnh có thể có những triệu chứng giống như mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, sốt, gan và lá lách to. Những triệu chứng này có xu hướng nhẹ và thường chỉ kéo dài 2-3 tuần.
CMV có thể gây nhiễm trùng nặng ở những người đã được cấy ghép cơ quan hay những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Nếu như ai đó nhiễm AIDS hay HIV, nhiễm CMV có thể ảnh hưởng đến phổi, hệ thần kinh, tiêu hóa và đôi mắt, đôi khi gây ra mù lòa.
Thời gian bệnh
Nếu các triệu chứng của CMV xuất hiện, thời gian mắc bệnh bao lâu phụ thuộc vào cách thức lây nhiễm, độ tuổi và sức khỏe của người bệnh. Ví dụ, nhiễm CMV nghiêm trọng trước khi sinh có thể gây ra các vấn đề về phát triển và sẽ ảnh hưởng đến cả đời của trẻ. Mặt khác, nhiễm trùng ở người trẻ có thể chỉ kéo dài 2-3 tuần và không gây ra các vấn đề lâu dài.
Khả năng lây lan
Trong số trẻ em, virus thường lây lan ở các trung tâm chăm sóc trẻ hoặc trường mầm non, nơi nó lây lan một cách dễ dàng thông qua tiếp xúc gián tiếp, đặc biệt là đồ chơi bị nhiễm bẩn.
Tại Hoa Kỳ, khoảng 1% trẻ sơ sinh bị nhiễm CMV trước khi sinh là do người mẹ đã nhiễm CVM trong thời kỳ mang thai. Một người mẹ bị nhiễm có thể truyền virus cho con mình trước, trong hoặc sau khi sinh.
Bất cứ ai bị nhiễm CMV mới hoặc đã khỏi bệnh đều có thể truyền virus cho người khác, ngay cả khi họ không có triệu chứng. Nhưng đường truyền bệnh khá chặt chẽ; virus có thể lây lan qua nước bọt, sữa mẹ, dịch âm đạo, tinh dịch, nước tiểu và phân. Nó cũng có thể có mặt trong các sản phẩm máu và các cơ quan hiến tặng, gây nhiễm trùng sau khi được truyền máu hay cấy ghép nội tạng.
Chẩn đoán và điều trị
Các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng cách lấy mẫu từ cổ họng của một người, nước tiểu, máu, hoặc các mô khác của cơ thể. Xét nghiệm máu cũng có thể phát hiện một số kháng thể là một phần phản ứng của hệ miễn dịch khi nhiễm CMV. Đôi khi cần tiến hành một số xét nghiệm khác.
Ở trẻ sơ sinh, bệnh nhân ghép nội tạng, những người đang được điều trị ung thư và những đứa trẻ bị rối loạn miễn dịch như AIDS, nhiễm CMV có thể đe dọa tính mạng. Những người này có thể được điều trị bằng tiêm tĩnh mạch (IV) thuốc kháng virus, thường áp dụng trong bệnh viện. Thuốc kháng virus bằng dạng uống cũng có thể được sử dụng ở nhà một khi nhiễm trùng được kiểm soát và không còn đặt ra nguy cơ nghiêm trọng. Bởi vì các loại thuốc kháng virus có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng, nên bác sĩ sử dụng chúng một cách thận trọng, đặc biệt là ở trẻ em.
Ở những bệnh nhân cấy ghép tủy xương, thêm globulin miễn dịch CMV-(CMV-IVIG) và các thuốc kháng virus ganciclovir tiêm tĩnh mạch có thể hữu ích trong việc chống nhiễm CMV.
Phòng ngừa
Hiện nay, không có vắc xin để phòng ngừa nhiễm CMV. Đối với phụ nữ mang thai, phụ nữ có thể mang thai, nhân viên chăm sóc trẻ, và bất cứ ai gần gũi với trẻ em, rửa tay có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra không ăn uống chung với trẻ và tránh tiếp xúc những người đang nhiễm trùng.
Người mẹ bị nhiễm CMV không nên ngưng cho con bú vì lợi ích từ sữa mẹ đối với trẻ lớn hơn rủi ro của bệnh.
Đối với bệnh nhân cấy ghép nội tạng là những người có nguy cơ nhiễm CMV từ một cơ quan cấy ghép, các liệu pháp phòng ngừa là có sẵn. Ngân hàng máu có thủ tục kiểm tra và xử lý giúp ngăn ngừa CMV truyền trong các sản phẩm máu.