CHĂM SÓC GIẤC NGỦ CHO BÉ

0
3327

Ngủ đủ giấc  – hoặc thiếu ngủ – đều là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cha mẹ cần có kế hoạch để chăm sóc giấc ngủ cho trẻ.  Việc phải chuyển chỗ ngủ cho bé từ nôi đến giường mà không làm bé thức giấc đó cũng là một bí quyết. Các bữa ăn cho bé vào lúc nữa đêm có thể làm cho bé thức giấc và quấy khóc.

Vậy làm thế nào để đảm bảo giấc ngủ cho trẻ? Làm cách nào để không đành thức trẻ khi bạn cho trẻ bú dặm vào nữa khuya? Và bé ngủ bao nhiêu  đủ?

Bé ngủ bao nhiêu giờ trong ngày là đủ?

Nhu cầu về số lượng giấc ngủ khác nhau dựa trên tuổi tác. Nhưng “quy tắc” phổ biến về  ngủ bao nhiêu giờ là đủ ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ 2 tuổi có thể chưa được cụ thể. Những con số này chỉ đơn giản là trung bình được báo cáo từ các nhóm lớn của trẻ em ở các độ tuổi cụ thể.

Không có con số cụ thể cho tất cả trẻ em trong một nhóm tuổi nhất định. Hai tuổi- Lilly có thể ngủ trong vòng 12 giờ, trong khi 2 tuổi -Marcus  ngủ với chỉ 9 giờ.

Tuy nhiên, giấc ngủ là rất quan trọng đối với trẻ em. Sự liên kết giữa giấc ngủ và hành vi của một đứa trẻ là mối liên hệ song song. Khi người lớn mệt mỏi, họ có thể gắt gỏng hay thiếu năng lượng, nhưng trẻ em có thể trở thành siêu  khó chịu, và có những thay đổi trong hành vi như: khóc nhè, quạu…

Dưới đây là một vài con số gần đúng dựa vào tuổi tác, với lời khuyên phù hợp cho từng lứa tuổi để giúp bạn chăm sóc giấc ngủ cho con mình.

Trẻ em (lên đến 6 tháng)

Đồng hồ sinh học ở trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện. Chúng  ngủ tới 18 giờ một ngày, chia đều nhau giữa ngày và đêm. Trẻ sơ sinh cần được đánh thức mỗi 3-4 giờ cho đến khi chúng đạt trọng lượng chuẩn, thường là trong vòng vài tuần đầu tiên. Sau đó,  bé sẽ ngủ trong thời gian dài hơn.

Sau những tuần đầu tiên, trẻ sơ sinh có thể ngủ khoảng  4 hoặc 5 giờ tại một thời điểm – đây là khoảng thời gian cần cho bé bú thêm trong lúc ngủ. Nếu trẻ  ngủ ngon vào ban đêm, chúng có thể bú nhiều hơn ban ngày.

Cha mẹ chỉ cảm thấy an tâm, khi con của họ ngủ ngon vào ban đêm. Ở giai đoạn 3 tháng tuổi, trung bình một bé ngủ khoảng 14 giờ,  trong đó chúng dành khoảng  8-9 giờ vào ban đêm (giấc ngủ ban ngày của trẻ thường bị gián đoạn) và hai hoặc ba giấc ngủ ngắn vào ban ngày.

Khi em bé ngủ vào ban ngày do ánh sáng và tiếng ồn rất dễ đánh thức bé dậy. Ngay cả khi chúng thức dậy vào ban đêm, thì cũng có thể nhanh ngủ trở lại.

Nhưng nếu em bé dưới 6 tháng tuổi tiếp tục khóc, đó có thể là cơ thể em bé đang không khỏe. Em bé của bạn có thể bị các trường hợp sau: đói, ướt, lạnh, hoặc thậm chí bị bệnh. Chúng ta nên tránh việc để bé thức giấc vào ban đêm vì những trường hợp bệnh hay cho bú dặm. khi bé thức giấc vào ban đêm, trong khi dỗ cho bé ngủ trở lại bạn không nên chiều theo sở thích của trẻ như: vui chơi, bật đèn hay bất kỳ ý muốn nào của chúng. Khuyến khích ý tưởng rằng ban đêm là để ngủ. Bạn phải dạy điều này bởi vì em bé của bạn không quan tâm thời gian miễn là nhu cầu của mình được đáp ứng.

Lý tưởng nhất, đặt bé vào nôi trước khi em ngủ thiếp đi. Nó sẽ sớm thiết lập một thói quen đi ngủ đơn giản. Bất kỳ hoạt động nhẹ nhàng (tắm, đọc sách, ca hát) nên thực hiện theo trình tự và lặp đi lặp lại để tạo thói quen cho bé. Em bé của bạn sẽ kết hợp chúng với  giấc ngủ và chúng sẽ giúp bé dễ ngủ hơn.

Tập cho bé thói quen tự ngủ và làm thoải mái mình để dễ đi vào giấc ngủ khi bé giật mình thức giấc lúc nữa đêm.

Bé từ 6-12 tháng tuổi

Vào lúc 6 tháng tuổi, em bé vẫn  ngủ trung bình 14 giờ mỗi ngày, với 2-3 giấc ngủ ngắn ban ngày, kéo dài khoảng từ 2 giờ cho mỗi 30 phút. Một số trẻ sơ sinh, đặc biệt là những bé được nuôi bằng sữa mẹ, vẫn có thể cần được bú vào ban đêm.

Nếu bé thức dậy vào lúc nửa đêm, nhưng nguyên nhân không phải vì đói, chờ một vài phút và dỗ cho bé ngủ lại. Đôi khi, bé chỉ cần một vài phút để ngủ lại. Nhưng nếu bé vẫn chưa ngủ lại thì bạn hãy thử nói chuyện nhẹ nhàng hay chà phía sau lưng bé, rồi dỗ bé ngủ. Trẻ sơ sinh bị bệnh cần phải được quan tâm và chăm sóc. Nếu em bé của bạn dường như không bị bệnh và tiếp tục khóc, bạn có thể dỗ dành và cố gắng đưa bé trở lại giấc ngủ.

Từ 6 đến 12 tháng, là giai đoạn phát triển bé thường ham chơi và ít ngủ. cần thiết lập các quy tắc cho việc ngủ vào ban đêm của bé như: không bật đèn, hát, nói chuyện, chơi, hoặc cho trẻ ăn. Tất cả những quy tắc                này sẽ làm cho trẻ học cách tự ngủ một mình và khuyến khích trẻ ngủ lâu hơnth.

Giai đoạn 1-3 tuổi

Từ lứa tuổi 1-3, hầu hết trẻ ngủ khoảng 12-14 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ. Sự lo lắng, hoặc chỉ muốn được bên mẹ và cha (và không bỏ lỡ bất cứ điều gì), có thể thúc đẩy một đứa trẻ trở nên tỉnh táo. Vì vậy, nên nói “Không!”, không chiều theo sở thích của trẻ.

Điều quan trọng là phải thiết lập giờ đi ngủ,  giấc ngủ ngắn thường xuyên, và tạo thói quen cho chúng. Nhiều bậc cha mẹ mắc sai lầm khi nghĩ rằng việc để cho trẻ vui chơi đến khi chúng buồn ngủ trước khi đi ngủ. Nhưng sự thật là những đứa trẻ có thể có một thời gian ngủ khó hơn nếu chúng đang mệt. Mặc dù hầu hết trẻ ngủ khoảng 1- 3 giờ trong ngày, bạn không cần phải ép trẻ ngủ trưa. Nhưng điều quan trọng là để sắp xếp một thời gian yên tĩnh, ngay cả khi con bạn  không ngủ.

Thiết lập một thói quen trước khi đi ngủ để giúp trẻ em thư giãn và sẵn sàng cho giấc ngủ. Đối với một đứa trẻ, các thói quen có thể là dài 5-30 phút và bao gồm các hoạt động êm dịu như đọc một câu chuyện, tắm rửa, và nghe nhạc nhẹ.

Các hoạt động diễn ra hẳng đêm trước khi bé ngủ, nhừng đừng để chúng kéo dài quá. Bất cứ khi nào có thể, hãy để con bạn có những lựa chọn trước khi đi ngủ trong các thói quen:  mặc pyjama, ôm thú nhồi bông ngủ, hay nghe nhạc. Điều này mang lại cho bạn một chút cảm giác kiểm soát được thói quen của trẻ trước khi ngủ..

Ngay cả những trẻ thông thường ngủ rất ngon, nhưng việc mọc răng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của bé. Ở độ tuổi này, đã hình thành những giấc mơ, vì vậy trong các hoạt động vui chơi hằng ngày của trẻ , hay các chương trình tv cho trẻ xem cha me cần chọn lọc, để tránh đem lại cơn ác mộng cho trẻ lúc về đêm.

Hãy để con bạn được thoải mái khi kể về những giấc mơ của chúng, để chúng bình tĩnh và ngủ trở lại.

Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo

Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo ngủ khoảng 11-12 giờ mỗi đêm. Những bé được nghỉ ngơi đầy đủ vào ban đêm có thể không còn cần một giấc ngủ ngắn ban ngày. Thay vào đó, chúng có thể có một giấc ngủ ngắn vào buổi chiều.

Hầu hết các trường mẫu giáo và trường mầm non có thời gian yên tĩnh khi những đứa trẻ nằm trên thảm ngủ.  Khi trẻ em bỏ giấc ngủ trưa của chúng, chúng có thể đi ngủ vào ban đêm sớm hơn.

Độ tuổi thiếu niên

Trẻ em ở lứa tuổi này cần 10-11 giờ ngủ một đêm. Các vấn đề trước khi đi ngủ có thể bắt đầu ở tuổi này vì nhiều lý do khác nhau. Bài tập về nhà, thể thao và các hoạt động sau giờ học, máy tính, TV, các thiết bị di động, và lịch trình bận rộn của gia đình đều có thể góp phần  cho trẻ em ngủ không đủ giấc.

Trẻ em thiếu ngủ có thể trở  nên cáu kỉnh, và có thể mất tập trung khi học.

Trong giai đoạn này cần đảm bảo giấc ngủ cho trẻ, nhất là vào ban đêm. Một nguyên tắc nhỏ là tắt các thiết bị điện tử ít nhất một giờ trước khi đi ngủ và giữ TV, máy tính và các thiết bị di động ra khỏi phòng ngủ của trẻ em.

Giai đoạn thanh thiếu niên

Thanh thiếu niên cần khoảng 9 giờ ngủ mỗi đêm, nhưng nhiều trẻ thường thiếu ngủ. Việc học tập trong giai đoạn này làm mất nhiều thời gian của trẻ, ngoài ra bạn bè và các hoạt động khác cũng làm ảnh hưởng đến thời gian ngủ của trẻ.

Mất ngủ hay thiếu ngủ trong thời gian dài có thể làm ảnh hưởng đến trẻ như: hiệu suất làm việc thấp, trí nhớ kém, phản ứng chậm…

Điều này có thể dẫn đến dễ giận, gặp rắc rối ở trường (học tập và với các giáo viên, đồng nghiệp), việc sử dụng các chất kích thích như cà phê hoặc đồ uống năng lượng để cảm thấy tỉnh táo hơn.

Thanh thiếu niên cũng trải qua một sự thay đổi trong mô hình giấc ngủ của họ – đội khi trẻ nghĩ ngủ muộn và thức dậy muộn, có thể ngủ bù váo ngày cuối tuần. nhưng điều bất thường trong chu kỳ sinh lý cùa trẻ sẽ làm chúng trở nên khó ngủ hơn.

Lý tưởng nhất, một thiếu niên nên cố gắng đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi buổi sáng, cho phép ít nhất 9 giờ ngủ mỗi ngày.

Thói quen trước khi đi ngủ

Thiết lập một thói quen trước khi đi ngủ để khuyến khích thói quen ngủ tốt. Những lời khuyên có thể giúp trẻ em dễ dàng ngủ ngon giấc:

Đi ngủ vào một giờ cố định, giúp con bạn ngủ ngon và dễ ngủ hơn. Bao gồm một giai đoạn quanh co xuống trong các thói quen.

Khuyến khích trẻ em và thiếu niên thiết lập và duy trì một giờ đi ngủ cho phép những giờ đầy đủ của giấc ngủ cần thiết ở độ tuổi của họ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here