NGỦ CHUNG GIƯỜNG VỚI TRẺ SƠ SINH NÊN HAY KHÔNG NÊN?

0
4578

Ngủ chung giường- cha mẹ ngủ chung giường với con sơ sinh của họ – luôn là chủ đề tranh luận của các bậc cha mẹ. Những người ủng hộ việc ngủ chung giường  là nơi ngủ tốt cho con. Nhưng những người khác lo lắng rằng việc ngủ chung sẽ  không an toàn cho bé.

Ngủ chung, ngủ chung phòng, hay ngủ chung giường.

Nhiều người sử dụng các thuật ngữ “ngủ chung giường” và “ngủ chung” để mô tả điều tương tự, nhưng có sự khác biệt:

Ngủ chung: Đây là khi cha mẹ và con ngủ trong  một “cảm giác” khoảng cách gần nhau, có nghĩa là người này và người kia là gần bằng xúc giác, thị giác của họ, hoặc thậm chí cả mùi. (ngủ chung đôi khi cũng được gọi là giấc ngủ chia sẻ.)

Ngủ chung phòng và ngủ chung giường hầu như gần giống nhau :

Ngủ chung phòng:  Là khi cha mẹ  cùng con ngủ chung một phòng nhưng không ngủ chung giường mà con của họ có thể ngủ trong nôi hay võng.

Ngủ chung giường: Là khi cha mẹ ngủ chung giường  với con cái của họ (đôi khi được gọi là “giường gia đình”). Đây là những gì đã gây ra quan ngại với bác sĩ nhi khoa và những người khác.

Tại sao một số người chọn cách ngủ chúng giường với con sơ sinh của họ

Những người ủng hộ việc ngủ chung giường cho rằng:

Việc cho con bú vào ban đêm sẽ thuận tiện hơn.

Tạo sự đồng bộ trong giấc ngủ cho mẹ và con

Giúp trẻ ngủ dễ dàng hơn, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên của chúng  và khi chúng thức dậy vào giữa đêm.

Giúp trẻ có được giấc ngủ ban đêm nhiều hơn (vì bé thức dậy thường xuyên nhưng thời gian cho bú được rút ngắn lại)

Giúp cha mẹ và con cái trở nên gần gủi .

Nhưng việc ngủ chung giường đôi khi cũng xảy ra những rủi ro.

Trong một số nền văn hóa không thuộc phương Tây, ngủ chung giường là phổ biến và số ca tử vong trẻ sơ sinh liên quan đến nó là thấp hơn so với ở phương Tây. Sự khác biệt trong nệm, giường, và văn hóa khác có thể mang đến rủi ro thấp hơn ở các quốc gia này.

Mặc dù có những ưu điểm nhất định, nhiều nhóm y tế của Mỹ cảnh báo các bậc cha mẹ không đặt trẻ sơ sinh khi ngủ trong giường của người lớn do các rủi ro an toàn nghiêm trọng. Ngủ chung giường đôi khi đưa em bé đến nguy cơ bị nghẹt thở  và hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS). Các nghiên cứu đã tìm thấy rằng ngủ chung giường là nguyên nhân phổ biến nhất của các ca tử vong ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những bé 3 tháng tuổi và nhỏ hơn.

Ngủ chung giường với  người lớn có nhiều rủi ro cho bé, bao gồm:

Trẻ nghẹt thở do nằm sấp trong lúc ngủ , hay giường ngủ bày trí quá nhiều mền gối, hay trong lúc ngủ bé bị kẹt giữa thanh giường gây nghẹt thở.

Trẻ từ 4 đến 12 tháng tuổi có nguy cơ tử vong cao khi ngủ chung giường có chăn, gối qua nhiều. Trẻ em luôn luôn phải được đặt  ngủ nằm ngửa trên một tấm nệm vững chắc mà không cần bất kỳ  gối, chăn, đồ chơi, thú nhồi bông, hoặc các đồ vật khác.

Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) và Ủy ban an toàn thực phẩm(CPSC) khuyên cha, mẹ không nên ngủ chung với con sơ sinh của họ. AAP khuyên thay vì ngủ chung giường với con sơ sinh của minh thì nên chon ngủ chung phòng để an toàn cho con của bạn hơn. Ngủ chung phòng giúp giảm nguy cơ SIDS .

Bên cạnh các rủi ro trên, việc ngủ chung giường với bé đôi khi làm cha mẹ mất ngủ. Đôi khi, trẻ muốn ngủ sớm, nhưng vì cha mẹ chưa buổn ngủ nên cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

Ngủ chung giường và nguy cơ  SIDS

Một số nghiên cứu cho rằng ngủ chung giường  làm tăng nguy cơ SIDS, đặc biệt là ở trẻ em dưới 12 tuần tuổi.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ này bao gồm: bé nằm giữa cha ,mẹ; mẹ hút thuốc lá; cha, mẹ mệt mỏi; cha, mẹ sử dụng chất kích thích rượu hay ma túy; giường ngủ để quá nhiều chăn, gối.

Việc chọn ngủ chung phòng sẽ tốt hơn cho bé hơn là ngủ chung giường.  Các chuyên gia khuyên  rằng các bậc cha mẹ và trẻ nhỏ ngủ cùng phòng có thể làm giảm nguy cơ SIDS bởi vì bé có xu hướng thức dậy thường xuyên hơn v ào ban đêm.

Làm thế nào để việc ngủ chung phòng trở nên an toàn cho bé.

Để tránh những rủi ro khi ngủ chung giường cha, mẹ có thể chọn cách thay thế như:

Đặt nôi  hoặc giường cũi cạnh giường ngủ của cha, mẹ. Điều này cho phép cha, mẹ  giữ được khoảng cách gần gũi với con mình, và dễ cho bé bú hơn.  AAP chia sẽ rằng, khi trẻ ngủ trong nôi, hay giường nhỏ cạnh giường cha, mẹ sẽ làm giảm nguy cơ SIDS.

Mua một chiếc nôi hoặc một chiếc giường nhỏ đăt cạnh giường bạn để tránh việc khi ngủ say bạn nằm đè lên con mình.

Làm thế nào để việc ngủ chung giường trờ nên an toàn cho bé.

Bất chấp rủi ro của việc ngủ chung giường, một số cha mẹ vẫn quyết định để con ngủ chung. Nếu bạn chọn để  cách ngủ chung với con mình, hãy làm theo các biện pháp phòng ngừa:

Không ngủ chung giường với trẻ dưới 4 tháng tuổi – hãy đặt nôi cạnh giường của bạn

Luôn đặt bé ngủ với tư thế nằm ngửa để giảm nguy cơ SIDS.

Mặc quần áo đơn giản thoải mái cho trẻ, để tránh làm bé nóng.

Không đặt bé ngủ một mình trong một chiếc giường lớn.

Không đặt bé trên một bề mặt mềm mại khi ngủ, chẳng hạn như một tấm nệm mềm, sofa, hoặc nệm nước.

Hãy chắc chắn rằng đầu giường ngủ của bạn và thành giường không có khe hở lớn để tránh việc bè bị mắc kẹt bên trong..

Hãy chắc chắn rằng tấm nệm của bạn vừa khít trong khung giường để em bé của bạn sẽ không bị mắc kẹt giữa khung và nệm.

Đừng che đầu con bạn trong khi ngủ.

Không để  nhiều  gối, chăn, mền, và các vật khác  trên giường. Bạn có thể ăn mặc ấm cho bé thay vi đắp chăn.

Không uống rượu hoặc uống các loại thuốc gây buồn ngủ để tránh khi ngủ bạn đè lên con.

Không đặt giường ở gần rèm hoặc mành nơi mà con bạn có thể bị màn phủ trúng người hay đè lên. Đừng  ngủ khi em bé đang nằm trên ngực của bạn.

Đừng ngủ trên ghế, chiếc ghế tựa, hoặc rocke khi ẵm bé.

Ai không nên ngủ chung giường với bé?

Nếu một trẻ sơ sinh và cha,mẹ ngủ cùng nhau, giữ cho những người sau đây ra khỏi giường của bạn:

Không ngủ chung với trẻ khác-nhất là trẻ mới biết đi vì trẻ sẽ không nhận định được sự hiện diện của bé

Khi cha say rượu thi không nên ngủ chung với bé.

Và không ai được hút thuốc trong phòng, vì điều này làm tăng nguy cơ SIDS.

Cuối cùng, việc ngủ chung giường đến một lúc nào đó cũng phải dừng lại, vì ý muốn của con hoặc ý muốn từ cha, mẹ.

Nếu bạn muốn cho con mình ngủ riêng thì hãy lên kế hoạch chuyển chỗ ngủ cho con bạn vào nôi hay phòng riêng dành cho bé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here