BÉ HỌC CÁCH ĂN

0
1676

Khi bé lớn dần, bạn nên tập cho bé học cách ăn, đây cũng là một bước ngoặc mới trong quá trình phát triển của trẻ. Bé sẽ làm quen với các mùi vị mới và các loại thực phẩm khác nhau.

Khoảng 9 tháng tuổi, hấu hết các bé đã phát triển các kỹ  năng vận động. Bắt đầu tập sử dụng kết hợp giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái giống như càng cua để bóc thức ăn. Việc sử dụng càng cua lúc đầu có thể hơi vụng về, nhưng thực tế chúng là tiền đề để phát triển kỹ năng mới của trẻ.

Khuyến khích con bạn cầm thức ăn bằng tay, chúng sẽ giúp bé phát triển thói quen ăn uống độc lập.

 Khi nào bé có thể ăn độc lập?

Khi bé lớn, bé bắt đầu tham gia vào các bữa cơm gia đình. Điều này có nghĩa là các món ăn trong gia đình cần được điều chỉnh. Ví dụ, phần thức ăn dành cho bé cần được nấu mềm hơn và cắt nhỏ thành từng miếng để bé dễ nhai.

Trước khi cho bé ăn bạn nên ăn thử lại để kiểm tra:

Liệu nó có thể tan chảy trong miệng chưa? Một số loại ngũ cốc khô và bánh quy giòn sẽ tan chảy trong miệng.

Thức ăn cần phải được nấu mềm? Rau củ cần được nấu nhừ để bé dễ nhai (Lưu ý khi bảo quản rau củ đã nấu chín trong tủ lạnh bạn không nên cho đường hoặc muối vào)

Một số thức ăn mềm tự nhiên? Phô mai, phô mai cắt nhỏ, và những mẩu nhỏ của đậu phụ

Nó có chất nhầy hay không? Những miếng chuối chín và mì ống nấu chín có thể có chất nhầy giống như keo.

Miếng thức ăn đã được cắt nhỏ hay chưa? Thực phẩm nên được cắt thành miếng nhỏ. Các kích thước sẽ khác nhau tùy thuộc vào kết cấu của thực phẩm. Ví dụ, miếng thịt gà sẽ được cắt nhỏ hơn so với miếng dưa hấu.

Nếu con bạn không thích một số món ăn tại thời điểm này, nhưng bạn đừng ngần ngại đưa nó vào các bữa ăn trong tương lai, vì sở thích cũng như khẩu vị của trẻ sẽ thay đổi theo từng thời điểm. Ví dụ, khi bạn bắt đầu giới thiệu món thịt cho trẻ, tốt nhất là nấu nhừ  và xắt lát mỏng.

Cho bé ăn các loại thức ăn khác nhau, đôi khi cần giới thiệu lại các món ăn mà trước đó bé có vẻ không thích. Đừng ép bé ăn nếu chúng không thích, bởi vì quá trình chấp nhận món mới sẽ mất nhiều thời gian.

 Tránh nghẹn cho bé

Cho bé cầm thức ăn bằng tay là một trải nghiệm thú vị, nhưng bạn nên nhớ tránh các loại thức ăn có thể gây nghẹn cho bé:

Cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần giám sát trẻ khi cho chúng ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây nghẹn cao, chẳng hạn như:

  • Miếng rau sống hoặc trái cây cứng
  •  Nho, dâu, anh đào hoặc cà chua (gọt vỏ , cắt miếng hoặc cắt mỏng chúng)
  •  Nho khô và trái cây khô
  • Đậu phộng và các loại hạt
  • Bơ đậu phộng
  • Hot dogs và xúc xích(cắt thành từng miếng rất nhỏ)
  •  Bánh mì trắng
  • Khối phô mai hoặc thịt
  • Candy (kẹo cứng, đậu jelly, Gummies, nhai kẹo cao su)
  • Bỏng ngô, bánh quy, khoai tây chiên và món ăn vặt khác
  • Kẹo dẻo

Lưu ý khi cho trẻ ăn

Khi cắn miếng đầu tiên, bé của bạn có thể bị cuốn hút bởi hương vị của bánh quy và các đồ vật khác, nhưng nhớ hạn chế cho trẻ ăn trong thời điểm này. Bé cần phải ăn các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng thay vì các thực phẩm chứa quá nhiều calo rỗng được tìm thấy trong các món tráng miệng và thức ăn nhẹ giàu chất béo, chẳng hạn như khoai tây chiên.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here