Cai sữa là khi một em bé chuyển từ sữa mẹ sang bú sữa ngoài. Mẹ có thể quyết định cai sữa cho con khi có vấn đề về sức khỏe hoặc khi quay trở lại với công việc
Cai sữa cho bé là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và hiểu biết của mẹ.
Khi nào bắt đầu cai sữa cho bé?
Học viện nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo trẻ sơ sinh bú sữa mẹ chỉ trong 6 tháng đầu. Sau đó, AAP khuyến cáo rằng cần kết hợp giữa các loại thức ăn đặc và sữa mẹ cho đến khi bé 1 tuổi. Khi trẻ 1 tuổi, trẻ có thể bắt đầu uống sữa bò.
Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng mẹ có thể cho bé bú sữa mẹ đến khi nào mẹ muốn cai sữa. Nhiều bà mẹ quyết định cai sữa cho con khi chúng tròn 1 tuổi. Ở độ tuổi này, bé đang bắt đầu tập đi, tập nói và ăn thức ăn đặc hơn.
Các bà mẹ khác chọn cho con bú lâu hơn một năm trước (gọi là cho con bú kéo dài). Tiếp tục cho con bú là một lựa chọn lành mạnh và hợp lý cho các bà mẹ và trẻ em chưa sẵn sàng để cai sữa. Trong thực tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng các bà mẹ nên cho con bú đến khi trẻ được 2 tuổi.
Cai sữa không có nghĩa là dứt hẳn hoàn toàn. Một số phụ nữ chọn cai sữa trong ngày và cho con bú vào ban đêm, tùy thuộc vào tình hình công việc và lịch trình của họ.
Một số trẻ tự cai sữa sớm hơn so với các bà mẹ có ý định và một số trẻ khác có khả năng kháng cai sữa khi người mẹ đã sẵn sàng.
Dấu hiệu bé của bạn đã sẵn sàng cai sữa:
- Dường như không quan tâm hay quấy khóc khi bú
- Bú ít hơn trước
- Bé không thường xuyên đòi bú
- Bé không bú mà chỉ thích nghịch vụ mẹ, chẳng hạn như kéo hoặc cắn
Phương pháp tiếp cận để cai sữa
Để cho phép cả mẹ và em bé điều chỉnh về thể chất và tình cảm, cai sữa nên là một quá trình dần dần.
Thay thế dần các cử sữa của trẻ bằng các khẩu phần ăn dặm.
Bạn có thể cho trẻ bú vào ban đêm và bỏ dần các cử bú vào ban ngày.
Bạn có thể bắt đầu cho bé cai sữa hoàn toàn khi bé đã thay thế các bữa ăn dặm trong ngày.
Nếu bạn muốn cai sữa cho con trước 1 tuổi, bạn cần bổ sung sữa bột cho bé.
Cai sữa sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu trước đó bé đã được cung cấp nguồn sữa từ bên ngoài. Thỉnh thoảng bạn có thể hút sữa mẹ ra và cho vào bình bú để tập cho bé làm quen với việc bú bình, chúng sẽ giúp ích cho quá trình cai sữa sau này.
Điều quan trọng là phải nhớ rằng trẻ trên 6 tháng nên ăn thức ăn rắn cũng như vẫn đảm bảo được bú sữa mẹ. Khi bé tròn 1 tuổi, sữa mẹ sẽ không cung cấp đủ tất cả các chất dinh dưỡng mà trẻ cần. Giai đoạn này trẻ cần được vổ sung chất dinh dưỡng thông qua các bữa ăn dặm.
Khi bạn bắt đầu cai sữa, hãy nhớ rằng nên dành cho con một khoản thời gian để chúng thích nghi với việc bú bình cũng như các thực phẩm khác. Dưới đây là một số cách giúp bạn có thể chuyển đổi dễ dàng hơn:
Tập cho con bú bình khi chúng tham gia vào các hoạt động bên ngoài hay trong một chuyến du lịch ngắn.
Hạn chế cho con bú, chẳng hạn như cắt cử sữa vào ban ngày chỉ cho bú sữa mẹ vào ban đêm.
Thời gian cai sữa của con có thể kéo dài hơn dự định nếu như con của bạn đang cố gắng để thích ứng với một số thay đổi khác. Nếu con bạn đang bệnh hoặc đang trong quá trình mọc răng thì việc chon lựa cai sữa trong thời điểm này không phải là một ý tưởng tốt.
Nếu bạn muốn cai sữa cho bé dưới 1 tuổi, cố gắng cho bé tập bú bình. Đối với trẻ lớn hơn, hãy tập cho bé làm quen với các thực phẩm ăn dặm.
Hãy thử nhờ một ai đó cho bé bú hộ bạn trong thời gian đầu cai sữa.
Trong thời gian cai sữa con bạn có thể gắn liền với một số đồ vật, chẳng hạn như chăn hay thú nhồi bông, lúc này bạn không nên ngăn cản chúng. Điều này có nghĩa là con bạn đang cố gắng để thích nghi với sự thay đổi cảm xúc khi cai sữa.
Nhiều bà mẹ rất khó đưa ra quyết định cai sữa cho con.
Nhiều bà mẹ đưa ra quyết định cai sữa cho con với nhiều cảm xúc lẫn lộn. Một mặt, cai sữa sẽ giúp chúng tự do hơn và linh hoạt hơn, đây cũng là bước ngoặt đánh dấu bước phát triển mới của bé. Mặt khác, việc cho con bú giúp mối quan hệ của mẹ và con trở nên thân mật hơn, nên một số phụ nữ lưỡng lữ không biết khi nào bắt đầu cai sữa cho con.
Trong quá trình cai sữa cho con, bạn sẽ trải qua hàng loạt cảm xúc và hiểu rằng con của bạn có thể bắt đầu cai sữa, vì có vô số cách để nuôi con mà vẫn đảm bảo trẻ được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.