“Nếu yêu thương con, bạn hãy cho con ăn đói một chút, chịu nóng một chút, chịu lạnh một chút và cho con mặc sức vận động.”
Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhỉ?
Yêu thương thì phải cho con ăn no, ăn ngon, mặc ấm, phải cho con ở phòng điều hòa, máy lạnh chứ? Sao ai lại đưa ra lời khuyên điên rồ như thế?
Đừng kết luận vội như vậy!
Các Mẹ có khi nào thử hỏi, tại sao những đứa trẻ ở các vùng quê nghèo lại có sức khỏe tốt hơn con bạn không?
Bọn trẻ có thể tự do chạy nhảy trong nắng, trong mưa, trong mùa hè lẫn mùa đông với tấm áo mỏng manh mà không sợ bệnh tật.
Lớn lên, bọn trẻ có thể tự do bay nhảy khắp chốn mà không sợ khác biệt về thời tiết hay đấu tranh về sinh tồn.
Những đứa trẻ ấy lớn lên là những con người hiếu thảo bởi trẻ biết trân trọng giá trị của những món ăn mà cha mẹ phải vất vả mới đem về cho trẻ được.
Bọn trẻ phải lao động và biết được giá trị của sự lao động ấy. Rằng, phải đánh đổi mồ hôi và nước mắt mới tạo ra được lương thực và những giá trị khác.
Những đứa trẻ ấy biết quý trọng thiên nhiên và cuộc sống vì chúng được ra ngoài, được học vô vàn những bài học quý giá từ thiên nhiên mà không nhà trường nào có thể dạy nổi.
Các Mẹ thương mến,
Tình yêu của người Mẹ Á Đông luôn được ví là “tình yêu tử cung” bởi Mẹ luôn bao bọc con bởi tình thương ấy, sợ con đau, sợ con vất vả và vô tình trở thành nơi con “dựa dẫm”.
Nhưng với những người Mẹ Do thái không phải vậy, các Mẹ yêu con như tình yêu của ngọn lửa. Phải “vô cùng tàn nhẫn” rồi mới “vô cùng yêu thương”. Nghĩa là Mẹ dạy con trân trọng sức động, dạy cho con tính tự lập, dạy con bản năng sinh tồn.. Chính những điều ấy khiến mỗi đứa trẻ đều trở nên mạnh khỏe, năng động và thông minh, hiểu chuyện.
Vậy các Mẹ muốn con trở thành một đứa trẻ như thế nào?