NHỮNG LƯU Ý KHI CHĂM SÓC CHO BÉ 12 THÁNG TUỔI

0
1490

Những đều cần lưu ý khi đưa bé đến khám sức khỏe

Bác sĩ  hoặc y tá sẽ tiến hành:

  1. Kiểm tra trọng lượng, chiều dài và chu vi vòng đầu của bé, sau đó sẽ được biểu thị lên biểu đồ tăng trưởng.
  2. Đặt câu hỏi, hay bất kỳ mối quan tâm mà bạn cần hỏi bác sĩ. Ngoài ra ghi lại tất cả các hướng dẫn chăm sóc bé, chẳng hạn như:

Vấn đề về ăn uống. Đến 12 tháng tuổi, trẻ đã sẵn sàng để chuyển đổi sang uống sữa bò. Trẻ em có thể được nuôi bằng sữa mẹ ngoài 1 tuổi, nếu muốn. Con bạn có thể ăn được nhiều thực phẩm khác nhau. Cho trẻ ăn các dạng thức ăn mềm, nên nhớ cắt nhỏ thức ăn ra.

Vấn đề đi tiêu của trẻ. Khi bạn cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, phân của bé cũng sẽ thay đổi. Hãy cho bác sĩ biết nếu con bạn bị tiêu chảy, táo bón kéo dài.

Ngủ. Bé 1 tuổi cần ngủ khoảng 12-14 giờ mỗi ngày, trong đó có một hoặc hai giấc ngủ ngắn ban ngày.

Phát triển. Trẻ 1 tuổi có thể:

  • Nói “mama” và “dada”, cộng với một hoặc hai từ khác
  • Bé có thể làm theo hiệu lệnh của bạn
  • Có thể tự đứng một mình
  • Đi với một tay dẫn hỗ trợ của bạn và thậm chí có thể đi một mình
  • Dùng ngón tay để chỉ đồ vật
  • Chơi trò chơi với bạn
  1. Thực hiện các cuộc kiểm tra ngoài da cho bé.
  2. Tiêm ngừa cho bé. Chích ngừa có thể bảo vệ trẻ em khỏi ốm đau nghiêm trọng, vì vậy cần tiêm đủ liều cho bé. Lịch trình tiêm chủng ở tưng nơi có thể khác nhau.
  3. Tiến hành một số xét nghiệm cho bé. Bác sĩ có thể kiểm tra xem bé có nhiễm chì, thiếu máu, hay lao phổi hay không.

Các bước phát triển trong tương lai

Dưới đây là một số điều cần ghi nhớ cho đến khi bé khám sức khỏe vào tháng thứ 15:

Cho con uống sữa nguyên chất (không phải là sữa ít chất béo hoặc sữa tách kem) cho đến khi bé được 2 tuổi.

Chỉ nên cho bé uống khoảng 6-24 ounces (480-720 ml) mỗi ngày. Chuyển đổi từ bình sữa sang ly cho bé. Nếu bạn đang cho con bú, bắt đầu hút sữa mẹ ra cốc và cho bé bú.

Cho bé uống không quá 4 ounces nước ép trái cây (120 ml) mỗi ngày.

Phục vụ ngũ cốc tăng cường chất sắt và tăng các loại thực phẩm giàu chất sắt (như khoai lang, dâu tây, và đậu) trong chế độ ăn cho con bạn.

Khuyến khích bé tự túc ăn.

Tập cho bé ngồi trong lúc uống và ăn.

Phục vụ ba bữa chính và hai hoặc ba bữa ăn nhẹ bổ dưỡng mỗi ngày. Đừng lo lắng khi con của bạn có vẻ ăn ít hơn so với trước đây. Tăng trưởng chậm lại trong năm thứ hai và ham muốn có xu hướng giảm. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn đang quan tâm về vấn đề phát triển của bé.

Tránh các thức ăn có thể gây nghẹt thở, như nho, nho khô, bắp rang, bánh quy, các loại hạt, xúc xích,  pho mát cứng, rau tươi, hoặc trái cây cứng.

Tránh các thức uống hay thực phẩm có nhiều  đường.

Khuyến khích bé phát triển

Trẻ học tốt nhất bằng cách tương tác với mọi người. Hãy dành thời gian để nói chuyện, đọc, và chơi với con của bạn mỗi ngày.

Xem TV có thể cản trở sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ. Vì vậy, TV không được khuyến cáo cho những bé dưới 2 tuổi.

Có một khu vực vui chơi an toàn và cho bé nhiều thời gian hơn để khám phá.

Thường xuyên chăm sóc và đảm bảo an toàn cho bé

Đánh răng cho con của bạn mà không có kem đánh răng hai lần một ngày. Hãy cho bé đến khám bác cĩ nha khoa khi răng bắt đầu mọc.

Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bạn có thể sử dụng kem chống nắng (SPF 30) cho bé.

 Những lưu ý an toàn cho bé:

Bạn nên thiết kế một cánh cửa lối lên cầu thang để khóa lại

Tránh cho bé khỏi các mối nguy hiểm như thuốc, các chất độc hại, các đồ vật dễ vỡ hay sắc nhọn.

Để ngăn ngừa chết đuối, cửa phòng  tắm nên được khóa chặt.

Hạn chế tiếp xúc của con bạn với khói thuốc lá, làm tăng nguy cơ bệnh tim và phổi.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here