CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO BÉ TỪ 8 ĐẾN 12 THÁNG TUỔI

0
1411

Khi em bé của bạn trở nên độc lập và bước đi vững chắc hơn, có thể bạn sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra cho bác sĩ liên quan đến các hành vi của bé hơn.

Bạn không thể bảo vệ em bé của bạn tránh khỏi những lần vấp ngã trong lúc bé chập chững đi. Thời gian này bé rất hiếu động và thích khám phá nên những thứ độc hại, nguy hiểm hay thuốc uống nên để xa tầm mắt của bé.

Hãy nhất quán trong cách dạy bé, sự khác biệt giữa hành vi chấp nhận và không chấp nhận được.

Đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra

Bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra sức khỏe cũng như các chỉ số tăng trưởng ở tháng thứ 9 và tháng thứ 12.

Nếu bạn đã bỏ lỡ một lần chích ngừa của bé , hãy nói với bác sĩ của bạn để bé được bổ sung.

Các cuộc kiểm tra sức khỏe tương đối được tiến hành giống nhau. Tuy nhiên, tùy vào giai đoạn mà bé của bạn có những hành vi và thói quen khác nhau.

Các bước kiểm tra sức khỏe:

Đo chiều dài, trọng lượng, và chu vi vòng đầu của bé. Mức tăng trưởng sẽ được vẽ trên biểu đồ tăng trưởng và bạn sẽ được thông báo về tiến độ phát triển của con bạn.

Một cuộc kiểm tra sức khỏe đầy đủ.

Kiểm tra khả năng nghe nhìn và phản xạ của bé.

Tạo cho bé một hàng rào an toàn vây quanh khu vực vui chơi của bé, đồng thời thiết kế một chỗ ngồi an toàn và thích hợp trên xe của bạn.

Bác sĩ sẽ đặt ra cho bạn nhiểu câu hỏi hơn liên quan đến việc ăn uống của bé. Bé đã biết uống nước bằng ly hay chưa? Bé đã cai sữa mẹ chưa? Hầu hết bác sĩ khuyên bạn nên tập cho bé uống sữa bằng ly khi bé khoảng 12 hoặc 18 tháng tuổi.

Lên kế hoạch chăm sóc bé cho những tháng tới.

Cố gắng cho bé tiêm đủ các liều vắc xin theo lịch tiêm chủng.

Khi bé 12 tháng tuổi, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu xét nghiệm các bệnh thiếu máu và nhiễm độc chì. Tùy thuộc vào khu vực mà bé sống, bé của bạn có thể trải qua một cuộc kiểm tra nguy cơ tiềm ẩn của bệnh lao. Bạn sẽ được hướng dẫn về cách theo dõi các bài kiểm tra và yêu cầu bác sĩ hay y tá kiểm tra kết quả của thử nghiệm.

Trong các lần hẹn gặp bác sĩ, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc quan tâm hãy hỏi bác sĩ của bạn. Ghi lại các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho bé. Lưu lại hồ sơ tăng trưởng của bé, liệt kê thông tin về tăng trưởng và bất kỳ vấn đề hoặc bệnh tật.

Chủng ngừa cho con của bạn

Các mũi tiêm ngừa có thể bao gồm:

  • Các bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR) đầu tiên (được tiêm giữa 12-15 tháng tuổi)
  • Liều đầu tiên của vắc-xin thủy đậu (varicella), được tiêm một liều tiêm duy nhất giữa 12-15 tháng tuổi
  • Chủng ngừa phế cầu khuẩn liên hợp lần  thứ tư, được tiêm khoảng giữa 12-15 tháng tuổi
  • Tiêm vắc xin Hib (Haemophilus influenzae type B) lần thứ 3 và lần thứ 4 vào giữa khoảng 12-15 tháng tuổi, tùy thuộc vào loại vắc-xin sử dụng
  • Vắc-xin viêm gan A sẽ được tiêm lần đầu tiên từ 12 tháng tuổi trở lên.

Bé cần tiêm các loại vắc xin như:

  • Tiêm vắc xin viêm gan B lần thứ 3 (HBV), có thể được tiêm trong thời gian từ 6-18 tháng tuổi
  • Vắc-xin bại liệt tiêm lần thứ ba (IPV), có thể được tiêm bất cứ lúc nào trong thời gian từ 6-18 tháng tuổi
  • Vắc-xin cúm (được tiêm mỗi năm)
  • Vắc-xin viêm màng não dành cho trẻ em có nguy cơ phát triển bệnh viêm màng não, có thể dẫn đến viêm màng não do vi khuẩn và các bệnh nghiêm trọng khác

Lịch trình tiêm chủng này có thể khác nhau tùy thuộc vào lịch trình tiêm chủng mà bác sĩ sắp xếp cho con bạn.

Khi nào thì gọi bác sĩ

Nếu bạn có câu hỏi cần hỏi bác sĩ trong lần kiểm tra tới của bé, hãy viết xuống giấy để không bị quên. Tất nhiên, hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu con bạn bị một chấn thương hay bệnh tật cần được quan tâm.

Hãy gọi cho bác sĩ nếu bé bị sốt, bị ốm, gặp vấn đề về ăn uống, nôn mữa hoặc tiêu chảy.

Ở tuổi này, chậm phát triển có thể là vấn đề cần được quan tâm. Hãy theo dõi các bước phát triển mới của trẻ, chẳng hạn như bò, nói chuyện hay tập đi của bé. Khi bé được 9 tháng tuổi, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm sàng lọc một số bệnh cho con của bạn, như phát triển chậm hay có khả năng mắc chứng tự kỷ.

Đến 12 tháng tuổi, hầu hết trẻ em:

  • Đã nói từ đơn (mama, dada)
  • Sử dụng cử chỉ (bye-bye, lắc đầu)
  • Phản xạ với các hình ảnh quen thuộc hoặc đồ chơi
  • Có thể đứng khi được hỗ trợ
  • Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn có mối quan tâm về sự phát triển của con bạn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here