Trẻ có thể tự mình giải quyết vấn đề một cách rất nhân tính
Nếu có một đứa trẻ làm sai điều gì đó, ví dụ như đánh vỡ lọ hoa, trẻ sẽ cảm thấy rất lúng túng. Bản thân trẻ đã cảm thấy chẳng vui vẻ khi đánh vỡ lọ hoa mà hơn nữa còn thấy hổ thẹn. Nhưng người lớn thường thì chỉ biết quát mắng: “con làm gì thế? Bố/mẹ đã dặn con bao nhiêu lần là không được động vào những đồ như thế này rồi mà!” và thậm chí sẽ còn phạt trẻ vì chuyện làm vỡ lọ hoa.
Nhưng giữa những đứa trẻ với nhau sẽ không như thế, nếu như một trong số chúng đánh vỡ lọ hoa, thì những đứa trẻ khác sẽ chạy lại an ủi và nói:”Không sao đâu, chúng ta cùng đi kiếm cái lọ khác!”
Nếu như chúng ta có thể giữ vững được sự trung lập, quan sát hành vi của trẻ bằng thái độ ôn hòa, khách quan và nhẫn nại, chúng ta sẽ nhận ra rằng, bình thường chúng ta đã có rất nhiều hiểu lầm và phiến diện trong cách nhìn nhận trẻ. Trẻ nhỏ không phải là không có suy nghĩ, không phải chỉ biết đợi chờ chúng ta hướng dẫn thì mới có thể nắm được bản chất con người, bởi chỉ có trẻ mới là người làm việc theo quy luật tự nhiên, mới có ý đồ cá nhân mới lạ và không hề che đậy.
Tự bản thân trẻ có thể giải quyết được vấn đề, hơn nữa, hành động của trẻ thể hiện một nhân tính thực sự.