Chồng tôi đã bị mất thính lực từ khi còn là một đứa trẻ. Tôi đang lo ngại không biết con chúng tôi có nguy cơ di truyền từ bố hay không? – Joyce
Tiền sử gia đình bị khiếm thính không đẩy trẻ sơ sinh có nguy cơ mất thính lực cao hơn. Nhưng bạn hãy yên tâm, thính giác của con bạn có thể được theo dõi chặt chẽ nếu có vấn đề, điều trị có thể bắt đầu càng sớm càng tốt.
Trong hầu hết các quốc gia, bệnh viện cung cấp dịch vụ tầm soát thính lực cho trẻ sơ sinh trước khi em bé được xuất viện. Trong trường hợp, trẻ sinh ra tại nhà, trung tâm bảo sanh, thì cần tầm soát thính lực trong vòng 3 tuần đầu tiên.
Một trẻ sơ sinh không trải qua sàng lọc thính lực không có nghĩa là chúng sẽ có nguy cơ bị mất thính giác. Trẻ sẽ được kiểm tra thính giác trong vòng 3 tháng đầu tiên và nếu xuất hiện vấn đề, các bác sĩ sẽ bắt đầu điều trị vào thời điểm trẻ được 6 tháng tuổi.
Con bạn có thể đã vượt qua sàng lọc thính lực trong những tháng đầu sau sinh, nhưng trong năm đầu tiên bé vẫn cần đạt được cột mốc bao gồm:
- Hầu hết trẻ sơ sinh bị giật mình với những tiếng động lớn đột ngột.
- Khoảng 3 tháng, bé sẽ nhận ra giọng nói của cha mẹ.
- Đến 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh thường có thể di chuyển mắt về hướng có âm thanh.
- Đến 12 tháng tuổi, một đứa trẻ có thể bắt chước những âm thanh và nói một vài từ, chẳng hạn như “Mama” hoặc “bye-bye.”
Một đứa trẻ có thể có nguy cơ cao bị mất thính lực nếu:
- Được sinh ra sớm
- Ở lại trong các đơn vị chăm sóc sơ sinh tích cực (NICU)
- Biến chứng sau khi sinh
- Bị nhiễm trùng tai thường xuyên, bị nhiễm trùng như viêm màng não hoặc cytomegalovirus
Trẻ nên thường xuyên kiểm tra thính giác trong độ tuổi 4, 5, 6, 8, 10, 12, 15 và 18 tuổi, và khi có vần đề xảy ra.
Nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm đến khả năng nghe của bé, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.
Click vào đây để thảo luận thêm: http://tuoithantien.com/forum/index.php?threads/m%E1%BA%A4t-th%C3%8Dnh-l%E1%BB%B0c-c%C3%93-di-truy%E1%BB%80n-hay-kh%C3%94ng.25/