GIAO TIẾP Ở TRẺ TỪ 3 ĐẾN 7 THÁNG TUỔI

0
1429

Phạm vi của bé về âm thanh và nét mặt tiếp tục phát triển, bé cười nhiều hơn và nói bập bẹ nhiều hơn. Đó là bước khởi đầu cho việc học nói của trẻ.

 Em bé giao tiếp như thế nào?

Trẻ ở tuổi này bắt đầu tập nói theo những âm thanh xunh quanh mà chúng nghe được. Em bé của bạn sẽ dành nhiều thời gian để tập nói và bắt chước theo các âm thanh xunh quanh. Bạn cần tạo điều kiện cho bé tập nói.

Nếu bạn lắng nghe kỹ hơn, bạn sẽ nghe thấy giọng nói của bé. Em bé của bạn cũng sẽ sử dụng âm thanh (trừ khóc) để có được sự chú ý của bạn và thể hiện cảm xúc.

Em bé của bạn sẽ bắt đầu hiểu về các nguyên tắc cơ bản của giao tiếp thông qua ngôn ngữ.  Em bé của bạn hiểu ý nghĩa lời nói của bạn thông qua giai điệu của giọng nói: giọng nói nhẹ nhàng là khi an ủi con, lớn tiếng ồn ào là lúc nóng giận khi con làm sai.

Giờ đây, em bé của bạn có thể nghe và hiểu được những âm thanh khác nhau và cách các từ tạo thành câu. Trong thời gian này em bé của bạn có thể bắt đầu kết hợp các từ với các đối tượng quen thuộc.

Các bậc phụ huynh có thể làm gì để khuyến khích con nói?

Trẻ ở tuổi này thường thích thưởng thức âm nhạc và các tương tác âm thanh xunh quanh. Bé sẽ thích thú khi bạn nói bập bẹ theo bé và vui đùa cùng bé.. Bắt chước nói theo bé như: “bah” và “ah-goo,” sau đó theo dõi bằng cách nói một số từ đơn giản có chứa các âm thanh tương tự.

Việc bạn thường nói chuyện và đặt câu hỏi cho con bạn, sẽ sớm tạo tiền đề cho những bước phát triển trong những tháng tới. Đặt câu hỏi cho em bé của bạn và hưởng ứng nhiệt tình với  câu trả lời của bé.

Tập cho em bé của bạn nói những từ đơn giản hàng ngày. Đặt tên cho những người quen thuộc, các đối tượng, và các hoạt động. Trẻ em hiểu được những từ rất lâu trước khi họ có thể nói được chúng, vì vậy sử dụng những lời nói thực và cắt giảm những từ phát âm khó để bé dễ dàng bắt chước theo.

Khi bạn nói chuyện với bé, chậm rãi và nhấn mạnh những từ đơn lẻ – ví dụ, : “Con có muốn đồ chơi này không?”, sau đó chờ bé phản hồi lại câu hỏi của bạn. Những lúc này não của bé ghi nhận lại lời bạn nói và phản hồi lại, hành động này lặp đi lặp lại, góp phần làm giàu vốn từ cho trẻ.

Phụ huynh cần quan tâm những gì?

Đến cuối tháng thứ bảy, em bé thường:

  • Phản ứng lại khi được gọi tên
  • phản ứng lại với âm thanh theo cách riêng của bé
  • Thích ê a một mình những từ vừa nghe được
  • Bắt chước âm thanh

Hãy nhớ rằng trẻ nhanh hay chậm nói là đều bình thường trong sự phát triển của trẻ. Nếu bạn lo lắng về khả năng ngôn ngữ  hoặc nghe của bé, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here